Nói ngay

Nói ngay


Tôi xin lỗi. Tôi không hiểu.

Tôi xin lỗi. Tôi không hiểu.

Tìm về dòng chảy nghệ thuật sườn xám và lịch sử của Jordan cùng bậc thầy may sườn xám Sư phụ Yan

Localiiz
  • Nguồn Localiiz
Sư phụ Yan đang cầm trên tay chiếc sườn xám được may đo riêng

Hình ảnh: Ảnh Julian Leung

Sườn xám là điểm đặc trưng của văn hóa Trung Quốc, xuất hiện trong vô số bộ phim và truyền hình như một biểu tượng của nữ tính và địa vị. Sườn xám bắt nguồn từ triều đại nhà Thanh (1644–1912), nhưng phải đến những năm 1920, mẫu trang phục này mới bắt đầu được giới thượng lưu Thượng Hải và sau đó là Hồng Kông ưa chuộng vào những năm 1960. Những năm 1960 được coi là thời kỳ hoàng kim của sườn xám do một lượng lớn người Thượng Hải đổ vào Hồng Kông. Giai đoạn mang tính biểu tượng này đã sống mãi trong lòng công chúng nhờ bộ phim đỉnh cao của đạo diễn Vương Gia Vệ. Ông lấy bối cảnh ở Hồng Kông những năm 1960 để làm bộ phim Tâm trạng khi yêu, trong đó nữ diễn viên Trương Mạn Ngọc đã khoác lên mình 20 kiểu sườn xám khác nhau. Tất cả các trang phục của cô đều được chế tác dưới bàn tay của đội ngũ tài năng, một trong số đó là Sư phụ Yan Ka-man. Ông từng làm việc với các thương hiệu cao cấp như Shanghai Tang và bộ phận thiết kế trang phục của công ty truyền hình hàng đầu Hồng Kông (TVB), phụ trách việc may sườn xám cho các diễn viên nổi tiếng trong nước và quốc tế như Thang Duy, Lưu Gia Linh, Dương Tử Quỳnh, Uông Minh Thuyên và La Gia Anh. 

Sư phụ Yan Ka-man may áo trên bàn làm việc

Hình ảnh: Ảnh Julian Leung

Ông sinh ra tại một ngôi làng nhỏ ở Chiết Giang với tuổi thơ cơ cực. Khi chuyển đến Hồng Kông vào năm 1951, ông đã nhận thấy thành phố sôi động này có vô vàn cơ hội. Ông bắt đầu học việc dưới bàn tay dìu dắt của người bác, tuy chỉ được trả mức lương ít ỏi nhưng vẫn đủ để ông sống qua ngày. Khu vực Jordan vào thời điểm đó vẫn chưa phát triển, không có nhà máy sản xuất quần áo hàng loạt nên người dân phải tự may quần áo. Những người giàu có hơn sẽ may sườn xám, trong khi người dân bình thường sẽ may áo sơ mi và quần đơn giản. Quãng thời gian ấy mọc lên rất nhiều cửa hàng may đo trên đường Jordan, xen kẽ với một số cửa hàng nhượng quyền và quán rượu. Các cửa hàng này được đặt ở vị trí dễ nhìn thấy gần các cửa hàng dệt may trên Đường Nathan và Bến Phà Đường Jordan hiện đã bị phá bỏ, để thu hút những người đi phà ra vào Đảo Hồng Kông đến may sườn xám. Không lấy làm lạ khi khu vực này trở thành cứ điểm kinh doanh và mua sắm trọng yếu vào thời điểm đó. Phố Thượng Hải tràn ngập các hiệu cầm đồ, hiệu sách và các ngành nghề truyền thống khác của Trung Quốc.

Tác phẩm của Sư phụ Yan

Hình ảnh: Ảnh Calvin Sit

Ông giải thích: “Trước đây, một ngày tôi phải may được 3 chiếc sườn xám. Bây giờ, tôi chỉ cần làm ba chiếc một tuần. Thế nhưng ngày nay không còn nhiều thợ may và cửa hàng bán sườn xám. Vào những năm 50 và 60, sườn xám được yêu thích hơn bao giờ hết. Tôi không nghĩ ngày nay còn nhiều cửa hàng”. Đội ngũ thợ may lành nghề của ông hầu hết đều đã có tuổi, nhưng ông vẫn nhận được đơn đặt hàng từ các khách hàng trẻ tuổi. Họ chủ yếu tìm đến ông thông qua lời giới thiệu từ các khách hàng quen thuộc, nhờ ông may áo cho các dịp cưới hỏi và nhiều sự kiện trang trọng khác. 

Sư phụ Yan nhìn vào những bức ảnh tác phẩm cũ của ông

Hình ảnh: Ảnh Julian Leung

Mặc dù tên tuổi của Sư phụ Yan đã gắn liền với văn hóa và nghệ thuật của thành phố, nhưng ông vẫn miệt mài làm việc. Ông là một người có nề nếp và luôn chăm chỉ làm việc quanh năm. Mỗi buổi sáng trước khi bắt tay vào công việc, Sư phụ Yan thường đi bộ hai giờ qua Đồi Vịt ở Tướng Quân Áo, sau đó mới bắt tàu điện ngầm đến Jordan. Ngay cạnh cửa hàng là nhà hàng yêu thích nơi ông thường xuyên ghé tới để thưởng thức món trứng chiên, bánh mì nướng và mì ống. Ông cũng thường xuyên đến một quán cà phê gần đó để thưởng thức một tô xúp mì đầy ắp. Ông không theo đuổi danh vọng hay tiền bạc, chỉ một đời chuyên tâm cống hiến.

Sư phụ Yan Ka-man ngồi ở trước cửa hàng Jordan

Hình ảnh: Ảnh Julian Leung

“Chúng tôi chỉ làm những gì chúng tôi muốn. Nổi tiếng thì có ích gì?” Đó là quan điểm của những nghệ nhân lâu đời, những người luôn miệt mài với cái nghề đã theo họ suốt cả cuộc đời mà chưa từng buông lời than vãn. Nhiều ngành nghề thủ công truyền thống trong khu vực đang có nguy cơ mai một, nhưng may mắn thay, Sư phụ Yan thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo dành cho những thợ may còn non trẻ có mong muốn tiếp nối truyền thống may sườn xám lâu đời. Các học trò của ông đã thổi hơi thở hiện đại vào từng chiếc sườn xám, mở ra một xu hướng kết hợp mới giữa thời trang địa phương cổ điển với làn sóng cách tân. Hiện tượng này cũng phần nào nói lên đặc trưng của Tây Cửu Long. Nỗ lực từ những con người như vậy đã giúp một phần lịch sử quý báu được bảo tồn và đan xen dần vào nhịp sống hiện đại. 

Thông tin trong bài viết này có thể thay đổi mà không thông báo trước. Vui lòng liên hệ với các nhà cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương ứng nếu bạn có thắc mắc.

Hội đồng Du lịch Hồng Kông không chịu bất kỳ trách nhiệm nào liên quan đến chất lượng hay sự thích hợp cho mục đích sử dụng đối với sản phẩm và dịch vụ của bên thứ ba; đồng thời không cam kết hay bảo đảm về tính chính xác, đầy đủ hoặc độ tin cậy của bất kỳ thông tin nào trong đó.


Bạn có thể sẽ thích...

{{post.type}}

{{post.title}}

{{post.date}}

We use cookies to ensure that we give you the best experience on our website, to understand your interests and provide personalized content to you as further set out in our Cookie Policy here. If you accept the use of cookies on our website, please indicate your acceptance by clicking the "I accept" button. You may manage your cookies settings at any time.