Nói ngay

Nói ngay


Tôi xin lỗi. Tôi không hiểu.

Tôi xin lỗi. Tôi không hiểu.

Theo chân nhà bảo tồn khám phá sự đa dạng sinh học của Tai To Yan và những địa điểm sinh thái hàng đầu của Hồng Kông

South China Morning Post
  • Nguồn South China Morning Post
Eric Wikramanayake là giám đốc về động vật hoang dã và đầm lầy tại WWF Hồng Kông

"Eric Wikramanayake, nhà bảo tồn người Sri Lanka, là giám đốc của WWF Hồng Kông trong mảng Động vật hoang dã & Đất ngập nước. Tuy nhiên, khi bắt đầu làm việc cho chi nhánh độc lập này của tổ chức bảo tồn toàn cầu vào năm 2019, ông chưa biết gì về khía cạnh hoang dã của thành phố. 

"Tôi đã có định kiến rằng đó là một khu rừng bê tông", ông giải thích. "Tôi đã suy nghĩ làm sao mình có thể chịu đựng được khi sống trong khung cảnh thành phố tắc nghẽn như thế này. Nhưng khi khám phá ra rằng có rất nhiều không gian xanh khiến tôi thích nghi dễ dàng hơn nhiều. Tôi thích đến thăm những nơi có sự đa dạng sinh học cao. Ví dụ như tuyến đường Tai To Yan ở Công viên quốc gia Lam Tsuen ở phía bắc Tân Giới là nơi sinh sống của nhiều loài chim, bướm và rắn.”

Eric lớn lên ở Colombo, thủ đô của Sri Lanka. Ông cho biết: “Khi lớn lên, tôi thấy rừng bị chặt phá và rạn san hô bị tàn phá như thế nào”. Từ những chuyến đi trong ngày của gia đình về vùng nông thôn khi còn nhỏ, ông tìm thấy niềm đam mê và muốn theo đuổi sự nghiệp bảo tồn, đây là nguyên nhân thúc đẩy ông theo học tiến sĩ về sinh thái học và sinh học bảo tồn ở Hoa Kỳ.

Eric Wikramanayake thích tham quan những khu vực đa dạng sinh học ở Hồng Kông, chẳng hạn như Tai To Yan

Tai To Yan: thiên đường của động vật hoang dã

Công việc hiện tại của Eric bao gồm điều phối các chương trình bảo tồn trong thành phố và phát triển kế hoạch chiến lược cho các khu bảo tồn. Công việc của ông thường xuyên đưa ông đi du ngoạn khắp vùng nông thôn rộng lớn của thành phố, ví dụ như tuyến đường Tai To Yan (đường mòn “vách đá lớn”), kéo dài khoảng 10 km qua những ngọn đồi nhấp nhô và những đỉnh núi hùng vĩ của Công viên Quốc gia Lam Tsuen. 

Đường mòn Tai To Yan là bức tranh minh họa cho hệ sinh thái đa dạng của Hồng Kông. Có nhiều loài động vật đa dạng ở nơi đây, bao gồm cả những loài bướm như bướm màu cam có kích cỡ to lớn và tốc độ bay nhanh và bướm Helen đỏ, có cánh sau chẻ đôi, có đốm trắng. Địa điểm này cũng là nơi sinh sống của loài chim chích chòe Trung Quốc, loài chim có tiếng hót líu lo và bộ lông rực rỡ với những mảng trắng xung quanh chiếc đầu đen. Nếu thực sự may mắn, bạn thậm chí có thể nhìn thấy loài mèo báo đốm đen đang có nguy cơ tuyệt chủng. 

Mèo báo đốm đen quý hiếm là loài động vật được bảo vệ tại Hồng Kông

"Đó quả là một con đường có một không hai", ông nói. "Chúng tôi leo lên một khu vực có rừng với những cây to không thường thấy ở Hồng Kông. Có cây lớn hơn cho thấy có những khu rừng già hơn, nơi có nhiều loài đa dạng hơn, đặc biệt là những loài có thể sống trong những khu rừng già.

"Các bụi cây có nhiều phong lan mọc trên mặt đất và các thảm thực vật khác. Khi leo lên phía trên khu rừng, bạn sẽ thấy đồng cỏ và các loài thực vật như đỗ quyên nở hoa vào mùa xuân, vòm trời rực sắc những bông hoa màu đỏ hoặc tím tuyệt đẹp. Sẽ có bướm và chim bay lượn ở khắp mọi nơi.”

Tuyến đường Tai To Yan giúp bạn được ngắm nhìn môi trường sống sinh thái đa dạng nhất của Hồng Kông mà Eric đang nỗ lực bảo tồn. Tận hưởng khung cảnh đầm lầy của Khu bảo tồn Thiên nhiên Mễ Phố và Vịnh Plover ở hai bên đường khi bạn đi bộ dọc theo đường sườn núi dài. Ông nói: “Một số con đường mòn khác cũng men theo các đường sườn núi, nhưng thường không đi được quãng đường dài như vậy.” “Thật ngoạn mục.”

Từ Tai To Yan có thể quan sát một số địa điểm sinh thái đa dạng nhất của Hồng Kông

Tìm kiếm sự cân bằng trong tự nhiên

Eric thường đi bộ đường dài vào cuối tuần, hoạt động này giúp ông có cơ hội tiếp xúc với những người đi bộ đường dài luôn mong muốn cải thiện sức khỏe từ hoạt động ngoài trời này tại Hồng Kông.

Ông nói: “Mọi người bắt đầu ra ngoài để giảm căng thẳng và để ngắm nhìn điều kỳ diệu của thiên nhiên.” Mọi người càng thích những công viên nông thôn hoang sơ của thành phố thì họ sẽ càng muốn bảo vệ chúng. 

"Hồng Kông đã thực hiện khá tốt việc duy trì một số môi trường sinh thái quan trọng cho hệ động thực vật bản địa, cũng như khôi phục và phục hồi một số khu rừng đã bị chặt phá nhiều năm trước", ông cho biết. "Các hệ sinh thái đang mở rộng của Hồng Kông có sự liên kết với các hệ sinh thái và tài nguyên trong khu vực, ví dụ như hàng nghìn con chim di cư đổ về Mễ Phố mỗi năm.”  

Mễ Phố cho thấy tầm quan trọng toàn cầu của các sáng kiến bảo tồn tại Hồng Kông. Eric giải thích: “Việc thu hút những loài chim di cư bay về khiến Mễ Phố trở nên sống động và hấp dẫn cũng nhờ vào các vùng đất ngập nước bên ngoài Hồng Kông.” 

Hồng Kông với đầy rẫy những điều bất ngờ, với những con đường đi bộ ở công viên đồng quê xinh đẹp và những công viên tràn ngập động vật hoang dã, khách tham quan sẽ được đắm mình trong khung cảnh tuyệt đẹp ở mỗi ngã rẽ. Ông cho rằng: “Việc duy trì và bảo tồn những viên ngọc tự nhiên này cho tương lai là tùy thuộc vào chúng ta.”

Eric hy vọng sẽ giúp bảo tồn môi trường sống tự nhiên để chúng ta có thể tiếp tục tận hưởng trong tương lai

Eric Wikramanayake chọn ra 5 điểm nổi bật về sinh thái của Hồng Kông

  1. Đầm lầy tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mễ Phố là một vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế. Hàng chục ngàn con chim nước di cư sẽ ghé thăm nơi này vào mùa đông và mùa xuân. 
  2. Hai loài động vật biển có vú sống ở vùng biển Hồng Kông là cá heo trắng Trung Quốc màu hồng hiếm gặp và cá heo không vây Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
  3. Ở Quận trung tâm, bạn có thể bị sốc khi bắt gặp một đàn vẹt mào vàng, loài có nguy cơ tuyệt chủng cao ở miền đông Indonesia và là hậu duệ của những con vẹt mào được cho là đã sổ lồng trong Thế chiến thứ hai.
  4. Có hai loại sam biển ở Hồng Kông: sam Trung Quốc có nguy cơ tuyệt chủng, sống ở bãi bồi và bãi biển đầy cát; và sam vùng ngập mặn (tên đặt theo môi trường cư trú) sống ở đầm lầy ngập mặn.
  5. Thành phố có hai loài cây ăn thịt, chủ yếu là bắt và ăn côn trùng. Cây nắp ấm, loài cây độc nhất vô nhị ở Hồng Kông, thu hút côn trùng và động vật nhỏ vào các tua hình bình chứa đầy chất lỏng của chúng, côn trùng lạc vào đây sẽ bị enzym của cây phân hủy. Cây gọng vó lá thìa bắt côn trùng bằng những giọt chất lỏng dính trên những sợi lông đỏ nhạy cảm trên lá, những sợi lông này có tác dụng quấn chặt lấy con mồi.

Thông tin trong bài viết này có thể thay đổi mà không thông báo trước. Vui lòng liên hệ với các nhà cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương ứng nếu bạn có thắc mắc.

Hội đồng Du lịch Hồng Kông không chịu bất kỳ trách nhiệm nào liên quan đến chất lượng hay sự thích hợp cho mục đích sử dụng đối với sản phẩm và dịch vụ của bên thứ ba; đồng thời không cam kết hay bảo đảm về tính chính xác, đầy đủ hoặc độ tin cậy của bất kỳ thông tin nào trong đó.


Bạn có thể sẽ thích...

{{post.type}}

{{post.title}}

{{post.date}}

We use cookies to ensure that we give you the best experience on our website, to understand your interests and provide personalized content to you as further set out in our Cookie Policy here. If you accept the use of cookies on our website, please indicate your acceptance by clicking the "I accept" button. You may manage your cookies settings at any time.