Nói ngay

Nói ngay


Tôi xin lỗi. Tôi không hiểu.

Tôi xin lỗi. Tôi không hiểu.

Men theo dòng thời gian với Đường mòn lịch sử Tôn Trung Sơn

Men theo dòng thời gian với Đường mòn lịch sử Tôn Trung Sơn

Nổi tiếng là cha đẻ của các cuộc cách mạng Trung Quốc ở thế kỷ trước và là một trong những người sáng lập Trung Hoa Dân Quốc, ngài Tôn Trung Sơn là nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Quốc hiện đại. Đường mòn lịch sử Tôn Trung Sơn không chỉ tưởng nhớ những năm tháng hoạt động cách mạng mà ông đã trải qua ở Hồng Kông mà còn là di sản và thành tựu lịch sử của ông.

Tôn Trung Sơn đến Hồng Kông khi mới chỉ là một thiếu niên. Suốt chín năm sau đó, ông theo học trung học và đại học tại đây, đồng thời kết bạn với nhiều người cùng chung tư tưởng và hoài bão chính trị như mình. Với quyết tâm chấn hưng đất nước vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân, cuối cùng họ đã tổ chức các cuộc nổi dậy để lật đổ chính quyền nhà Thanh.

Men theo dòng thời gian với Đường mòn lịch sử Tôn Trung Sơn

Hồng Kông đã mang đến rất nhiều nguồn cảm hứng cho những ý tưởng của Tôn Trung Sơn. Hầu hết các hoạt động của ông tại thời điểm đó đều diễn ra ở Trung Hoàn và Quận Tây. Các địa điểm trên con đường mòn sau đây đều là đặc trưng của những năm tháng đó, và các tấm bia được những nghệ sĩ địa phương thiết kế sẽ giới thiệu lịch sử và văn hóa phong phú của thành phố.

Tìm hiểu thêm về đường mòn và ứng dụng ‘iM Guide’ giúp việc di chuyển trở nên dễ dàng.


Đại học Hồng Kông

Photo Credit: Mr Benny SY Li

Stop 1

Đại học Hồng Kông

Thành lập vào năm 1911, Đại học Hồng Kông (HKU) là viện đào tạo giáo dục bậc cao lâu đời nhất trong khu vực. Tôn Trung Sơn từng học tại Đại học Y Trung Hoa, Hồng Kông từ năm 1887 - 1892. Năm 1912, ngôi trường này đã sáp nhập vào HKU và trở thành Khoa Y. Ngày 20 tháng 2 năm 1923, Tôn Trung Sơn đã đến thăm HKU và có một bài phát biểu trước công chúng tại Đại Sảnh Đường (nay là Lục Hựu Đường), trong đó ông tuyên bố rằng “Hồng Kông và Đại học Hồng Kông là nơi khai sinh trí tuệ của tôi”.

Địa điểm ban đầu của Nhà và Trại trẻ mồ côi Giáo phận

Photo Credit: Mr Benny SY Li

Điểm dừng 2

Địa điểm ban đầu của Nhà và Trại trẻ mồ côi Giáo phận

Sau bốn năm học ở Hawaii, Tôn Trung Sơn đăng ký học tại Trường Cao đẳng Oahu, do Giáo đoàn Công giáo Hoa Kỳ thành lập vào đầu năm 1883, và nửa năm sau trở về quê hương Thúy Hanh. Sau đó, ông đến Hồng Kông vào cuối năm 1883 và ban đầu theo học tại Nhà và Trại trẻ mồ côi Giáo phận (nay là Trường nam sinh Giáo phận), được Giáo hội Anh giáo thành lập, trước khi chuyển đến Trường Trung ương của Chính phủ vào tháng 4 năm 1884.

Địa điểm ban đầu của Căn cứ liên lạc của Đồng Minh Hội

Photo Credit: Mr Benny SY Li

Điểm dừng 3

Địa điểm ban đầu của Căn cứ liên lạc của Đồng Minh Hội

Tôn Trung Sơn thành lập Đồng Minh Hội (Trung Quốc Cách mạng Đồng Minh Hội) tại Tokyo, Nhật Bản vào năm 1905 và là người lãnh đạo đầu tiên của tổ chức này. Chi nhánh Hồng Kông được thành lập vào cuối năm đó và đã thiết lập các căn cứ liên lạc trên Đường Caine, Phổ Khánh Phường, Đường Morrison Hill, Lan Quế Phường và Đường Queen để cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho những người làm cách mạng.

Địa điểm ban đầu của Nhà giảng thuyết của Giáo đoàn Hoa Kỳ

Photo Credit: Mr Benny SY Li

Điểm dừng 4

Địa điểm ban đầu của Nhà giảng thuyết của Giáo đoàn Hoa Kỳ

Đến Hồng Kông cuối năm 1883, Tôn Trung Sơn ban đầu theo học lớp học ban ngày ở Nhà và Trại trẻ mồ côi Giáo phận của Giáo hội Anh Giáo. Ông sống trong Nhà giảng thuyết của Giáo đoàn Hoa Kỳ (nay là Nhà thờ Giáo đoàn Trung Quốc) ở số 2 Phố Bridges, sau đó được rửa tội tại đây và lấy tên Cơ đốc là "Trung Sơn" (nghĩa là ‘Nhật Tân ’trong tiếng Quan Thoại). Tôn Trung Sơn tiếp tục sống trong nhà giảng thuyết ngay cả khi đã chuyển sang Trường Trung ương của Chính phủ.

Địa điểm ban đầu của Trường Trung ương của Chính phủ

Photo Credit: Mr Benny SY Li

Điểm dừng 5

Địa điểm ban đầu của Trường Trung ương của Chính phủ

Thành lập năm 1862 với tư cách là trường trung học công lập đầu tiên cung cấp nền giáo dục phương Tây ở Hồng Kông, Trường Trung ương của Chính phủ đã đào tạo ra nhiều học viên song ngữ thuộc tầng lớp ưu tú của khu vực, những người được tiếp cận tri ​​thức hiện đại và nắm giữ cả quan điểm của Trung Quốc và phương Tây. Tôn Trung Sơn đã ghi danh vào các lớp bậc cao của trường ngày 15 tháng 4 năm 1884 và tốt nghiệp năm 1886.

Original Site of Yeung Yiu Kee, the Meeting Place of the ‘Four Great Outlaws’

Photo Credit: Mr Benny SY Li  

Điểm dừng 6

Địa điểm ban đầu của Dương Diệu Kí, nơi gặp gỡ của "Tứ Đại Khấu"

Khi bác sĩ Tôn Trung Sơn học y khoa ở Hồng Kông, ông thường gặp gỡ những người bạn thân là Vưu Liệt, Trần Thiếu Bạch và Dương Hạc Linh tại Dương Diệu Kí, cửa hàng thuộc sở hữu của gia đình Dương Hạc Linh ở số 8 Phố Gough, nơi họ có thể nói chuyện thoải mái về chính trị và sự nghiệp cách mạng chống nhà Thanh. Vì quan điểm của họ đã đi ngược quan điểm chính thống vào thời kỳ đó, nên họ được gọi là "Tứ Đại Khấu".

Địa điểm Dương Cù Vân bị ám sát

Photo Credit: Mr Benny SY Li  

Điểm dừng 7

Địa điểm Dương Cù Vân bị ám sát/span>

Năm 1895, Dương Cù Vân giữ chức chủ tịch Trụ sở chính mới thành lập tại Hồng Kông của Hưng Trung Hội. Sau đó, hội này đã lên kế hoạch cho các cuộc nổi dậy ở Quảng Châu và Huệ Châu nhưng cả hai đều thất bại. Từ năm 1900, Dương Cù Vân dạy tiếng Anh tại tư dinh ở tầng một, số 52 Phố Gage. Ông bị một sát thủ do chính quyền nhà Thanh phái đến ám sát vào tháng 1 năm 1901.

Địa điểm ban đầu của Phụ Nhân Văn Xã

Photo Credit: Mr Benny SY Li  

Điểm dừng 8

Địa điểm ban đầu của Phụ Nhân Văn Xã

Phụ Nhân Văn Xã (Hội nâng cao tinh thần yêu nước Trung Hoa hay Hội văn học Phụ Nhân) do Dương Cù Vân và Tạ Toản Thái thành lập, đặt tại khuôn viên tầng một của số 1 Ngõ Bá Tử năm 1892. Mục đích của hội là thức tỉnh người dân nhưng các cuộc họp thường được tổ chức riêng tại đây để thảo luận về các vấn đề chính trị và cải cách ở Trung Quốc. Tôn Trung Sơn duy trì các mối liên hệ chặt chẽ với các thành viên của hội, còn Dương Cù Vân và Tạ Toản Thái sau này đã trở thành thành viên cốt cán của Trụ sở chính của Hưng Trung Hội ở Hồng Kông, trong đó Dương Cù Vân đảm trách vai trò chủ tịch.

Địa điểm ban đầu của Đại học Queen

Photo Credit: Mr Benny SY Li

Điểm dừng 9

Địa điểm ban đầu của Đại học Queen

Ngày 26 tháng 4 năm 1884, lễ đặt viên đá nền móng cho cơ sở mới của Trường trung ương của Chính phủ tại nút giao giữa Phố Aberdeen và Đường Hollywood đã được Thống đốc Hồng Kông, ngài George Ferguson Bowen, chủ trì. Đây là thời điểm Tôn Trung Sơn vừa nhập học tại trường và người ta cho rằng ông cũng đã tham dự buổi lễ này. Trường chuyển đến địa điểm mới vào năm 1889 và được đổi tên thành Victoria College; đến năm 1894, ngôi trường này mang tên Đại học Queen. Năm 1950, Đại học Queen được chuyển tới cơ sở hiện tại ở Vịnh Đồng La và địa điểm ban đầu nay đã hồi sinh thành PMQ.

Địa điểm ban đầu của Bệnh viện Tưởng niệm Alice và Đại học Y Trung Hoa, Hồng Kông

Photo Credit: Mr Benny SY Li  

Điểm dừng 10

Địa điểm ban đầu của Bệnh viện Tưởng niệm Alice và Đại học Y Trung Hoa, Hồng Kông

Tôn Trung Sơn bắt đầu theo học ngành y tại Bệnh viện Canton Quảng Châu vào mùa thu năm 1886. Sau đó, ông chuyển đến Đại học Y Trung Hoa, Hồng Kông, trực thuộc Bệnh viện Tưởng niệm Alice, để tiếp tục theo học chương trình đào tạo y khoa vào năm sau đó. Ông tốt nghiệp xuất sắc năm 1892. Vào năm 1912, trường đã được sáp nhập vào Đại học Hồng Kông và trở thành Khoa Y.

Original Site of To Tsai Church

Photo Credit: Mr Benny SY Li  

Điểm dừng 11

Địa điểm ban đầu của Nhà thờ Đạo Tế

Khi học ngành y tại Hồng Kông, Tôn Trung Sơn ở ký túc xá của Đại học Y Trung Hoa, Hồng Kông. Ông thường tham dự các buổi tụ họp do Nhà thờ Đạo Tế tổ chức bên cạnh bệnh viện và đây cũng chính là nơi ông đã thiết lập mạng lưới giữa các cá nhân để hỗ trợ cho sự nghiệp cách mạng của mình. Cả Bệnh viện Tưởng niệm Alice và Nhà thờ Đạo Tế đều do Hội truyền giáo London thành lập. Sứ mệnh của hội là giúp người Trung Hoa địa phương chữa lành nỗi đau thể xác và cứu rỗi linh hồn của họ.

Địa điểm ban đầu của Trụ sở chính của Hưng Trung Hội tại Hồng Kông

Photo Credit: Mr Benny SY Li  

Điểm dừng 12

Địa điểm ban đầu của Trụ sở chính của Hưng Trung Hội tại Hồng Kông

Hưng Trung Hội là tổ chức cách mạng do bác sĩ Tôn Trung Sơn thành lập ở Hawaii vào năm 1894 với mục đích lật đổ chính quyền nhà Thanh. Trụ sở chính tại Hồng Kông được thành lập vào tháng 2 năm 1895 dưới vỏ bọc của Câu lạc bộ Can Hanh, tại số 13 phố Staunton và Hoàng Thương Kiện là chủ tịch đầu tiên của tổ chức này. Sau đó các thành viên của trụ sở chính đã tiến hành lên kế hoạch và tổ chức cuộc cách mạng đầu tiên - khởi nghĩa Quảng Châu.

Original Site of Heng Yin Lau Restaurant

Photo Credit: Mr Benny SY Li  

Điểm dừng 13

Địa điểm ban đầu của Nhà hàng Hưng Yến Lầu

Hưng Yên Lầu là một trong những nhà hàng theo phong cách phương Tây nổi tiếng nhất Hồng Kông ở cuối thế kỷ 19. Nằm ở giao lộ của Phố có mái hiên Lyndhurst và phố Pottinger, đây từng là nơi gặp gỡ yêu thích của bác sĩ Tôn Trung Sơn và bạn bè để thảo luận về các vấn đề quốc gia khi ông đang theo học ngành y.

Địa điểm ban đầu của Trung Hoa Nhật Báo

Photo Credit: Mr Benny SY Li  

Điểm dừng 14

Địa điểm ban đầu của Trung Hoa Nhật Báo

Năm 1899, Tôn Trung Sơn hướng dẫn Trần Thiếu Bạch thành lập một tờ báo ở Hồng Kông để tuyên truyền chống lại chính quyền nhà Thanh, và tờ Trung Hoa Nhật Báo đã ra đời vào tháng 1 năm 1900. Tòa soạn không chỉ phục vụ cho việc xuất bản tờ báo cách mạng mà còn là đầu mối liên lạc của các thành viên Hưng Trung Hội và những người hoạt động cách mạng từ những nơi khác nhau. Cuộc khởi nghĩa Huệ Châu năm 1900 cũng đã được lên kế hoạch và tổ chức trên tầng hai của tòa soạn này.

Địa điểm ban đầu của Hòa Kí Sạn

Photo Credit: Mr Benny SY Li  

Điểm dừng 15

Địa điểm ban đầu của Hòa Kí Sạn

Được dựng lên như một nhà trọ dành cho những người lính thủy trên tầng ba của số 20 phố D’Aguilar, Hòa Kí Sạn từng là cơ sở cho các hoạt động cách mạng. Đây chính là nơi các thành viên đã lên kế hoạch và tổ chức cuộc khởi nghĩa Quảng Châu năm 1903. Cuộc khởi nghĩa này có sự điều hành của Tạ Toản Thái và hỗ trợ tài chính của Lí Kỷ Đường, một thương nhân giàu có người Hồng Kông, nhưng sau cùng cũng thất bại. Tạ Toản Thái đã rút khỏi chiến dịch cách mạng và thành lập tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng nhằm mục đích thúc đẩy cải cách và cách mạng.

Những tấm bia giới thiệu về Hồng Kông trong Thời đại Tôn Trung Sơn

Photo Credit: Mr Benny SY Li  

Điểm dừng 16

Những tấm bia giới thiệu về Hồng Kông trong Thời đại Tôn Trung Sơn

Hồng Kông không chỉ là nơi Tôn Trung Sơn hoàn thành việc học mà thành phố này cũng là bàn đạp cho sự nghiệp cách mạng của ông. Những điều ông mắt thấy tai nghe ở nơi đây đã hình thành nên lý tưởng cách mạng mang tính thời đại của vị chính khách Trung Hoa vĩ đại này.

 

 

Bạn có thể sẽ thích...

{{post.type}}

{{post.title}}

{{post.date}}

We use cookies to ensure that we give you the best experience on our website, to understand your interests and provide personalized content to you as further set out in our Cookie Policy here. If you accept the use of cookies on our website, please indicate your acceptance by clicking the "I accept" button. You may manage your cookies settings at any time.