Nói ngay

Nói ngay


Tôi xin lỗi. Tôi không hiểu.

Tôi xin lỗi. Tôi không hiểu.

Chào đón các lễ hội lâu đời tại Hồng Kông

Hong Kong Traditional Celebration Throughout the Year

Là thành phố quốc tế và đậm chất hiện đại nhưng Hồng Kông chưa bao giờ phai nhạt những dấu ấn của truyền thống. Bạn sẽ được cảm nhận các phong tục đặc trưng của thành phố này dù tới đây vào thời điểm nào. Các lễ hội Trung Hoa được tổ chức quanh năm cũng chính là cách những người dân Hồng Kông gìn giữ di sản của họ.

Tết Nguyên đán

Nếu muốn trải nghiệm dịp lễ sau cùng của mùa đông, bạn hãy đến với Hồng Kông vào dịp Tết Nguyên Đán bởi đây là lễ hội quan trọng nhất của thành phố, bên cạnh lễ Sinh nhật của Xa Công (Che Kung) và Lễ hội đèn lồng mùa xuân (Spring Lantern Festival) sống động. Trong dịp Tết Nguyên Đán, bạn sẽ thấy trẻ em và người lớn đều vận trang phục mang sắc đỏ rực rỡ, chào hỏi tất cả mọi người từ hàng xóm cho đến những chủ cửa hàng bằng những lời chúc tốt lành. Đắm mình trong bầu không khí náo nhiệt, các con phố được trang trí bằng đèn lồng vàng và những họa tiết con giáp của năm, trong khi các khu chợ cũng tràn ngập vô vàn món ăn mang ý nghĩa tốt lành. 

Hung Shing Festival

Lễ hội Hồng Thánh

Mùa xuân là dịp tổ chức rất nhiều lễ chào đón sinh nhật của các vị thần tôn kính, được biết bao thế hệ người Hồng Kông thờ phụng, dẫn đầu là Lễ hội Hồng Thánh.

Giống như rất nhiều vị thần được thờ cúng ở Hồng Kông, đức Hồng Thánh là một nhân vật lịch sử sau này được phong thánh. Vị thánh nhân này là Hồng Hi, từng là tri huyện Phiên Ngung của Quảng Đông ở thời nhà Đường (618–907). Ông là nhà thiên văn học và địa lý học đáng kính, đã giúp dự báo thời tiết cho ngư dân và thương nhân. Lễ hội Hồng Thánh tại Hồng Kông có sự tham gia của phần lớn là ngư dân. Các dịp lễ bao gồm kinh kịch Trung Hoa, đám rước và nhiều hoạt động khác diễn ra ở ngôi làng Hà Thượng Hương đã 800 năm tuổi tại Tân Giới và Miếu Hồng Thánh ở Áp Lợi Châu

Sinh nhật của Thiên Hậu

Sinh nhật của Thiên Hậu

Nhắc đến di sản hàng hải của Hồng Kông thì chắc chắn không thể không nhắc đến Thiên Hậu, vị Nữ thần biển cả và cũng là thần hộ mệnh của ngư dân, mang đến cho người dân sự tin tưởng trọn vẹn. Vào ngày sinh nhật của bà, người dân địa phương đổ về hơn 70 ngôi đền thờ bà trong thành phố để cầu nguyện cho sự an toàn, yên ổn, thời tiết thuận lợi và ngư cụ đầy đủ trong năm mới. Bởi vậy, sự tôn kính với Thiên Hậu còn được truyền cho hậu thế khi lễ hội này thậm chí còn được rất nhiều người trẻ tuổi đón chào, những người nhiều khả năng còn chưa được tận mắt thấy mẻ cá đầy khoang. Đừng quên đón xem cuộc diễu hành kéo dài ba giờ ở Yên Lăng cũng như các sự kiện lễ hội được tổ chức ở Đền Thiên Hậu tại Vịnh Joss House, ngôi đền cổ nhất của Hồng Kông.

Lễ Phật đản

Ảnh: So Shing Yan

Lễ Phật đản

Một trong những lễ hội tâm linh và độc đáo nhất ở Hồng Kông là Lễ Phật đản (Đức Phật có tên Siddhartha Gautama, người sáng lập ra Phật giáo, còn được gọi là Thích Ca Mâu Ni). Dịp lễ này còn có tên gọi là Lễ hội Tắm Phật.

Theo truyền thuyết, có chín con rồng phun nước cho Đức Phật tắm khi mới chào đời. Vì vậy, vào ngày sinh nhật của ngài, những người sùng đạo lại tập trung tại các ngôi chùa Phật giáo để tắm cho các bức tượng của ngài, trong một nghi lễ được cho là giúp ta thanh lọc tâm hồn. Đây là một trong những sự kiện lễ hội lớn nhất được tổ chức tại Thiền viện Bảo Liên Đưa tôi đến đó {{title}} {{taRatingReviewTotal}} {{taRatingReviewText}} Địa chỉ {{address}} Website {{website}} Thông tin thêm trên Đảo Lạn Đầu, nơi có Tượng Phật Thiên Đàn.

Trước và sau lễ Phật đản, những người tham dự cũng ăn những chiếc bánh màu xanh lục có vị đắng, tượng trưng cho sự khổ tận cam lai

Birthday of Tam Kung

Sinh nhật của Đàm Công

Đàm Công được ngư dân và các cộng đồng ven biển vô cùng tôn kính và Hồng Kông là nơi duy nhất thờ phụng ông. Sinh ra ở Huệ Châu thuộc tỉnh Quảng Đông vào thời nhà Nguyên (1206–1368), Đàm Công được cho là có khả năng dự báo thời tiết và chữa bệnh từ khi ông còn nhỏ. Người đời mô tả ông là cụ lão 80 tuổi nhưng có gương mặt của đứa trẻ 12 tuổi vì ông được cho là đã có sự thông tuệ từ khi còn nhỏ và lĩnh hội bí quyết trường sinh bất lão.

Đừng quên đón xem màn biểu diễn múa sư tử và cuộc diễu hành đường phố tại Miếu Đàm Công lâu đời và được tôn kính nhất ở Sao Cơ Loan; công trình này được xây dựng năm 1905 và xây dựng lại năm 2002 với thiết kế ban đầu được bảo tồn cẩn thận.

Lễ hội Bánh bao Trường Châu

Lễ hội Bánh bao Trường Châu

Đây là một trong những lễ hội ngoạn mục nhất thành phố đánh dấu sự kết thúc của mùa xuân, khi hàng nghìn du khách đi phà đến hòn đảo nhỏ bé và thanh bình để tham dự Lễ hội Bánh bao Trường Châu. Lễ hội bao gồm cuộc diễu hành phiêu sắc khi trẻ em hóa trang thành các vị thần diễu hành trên cà kheo, các màn biểu diễn múa sư tử, lễ hội Đạo giáo và Hội thi Leo tháp bánh bao thú vị. Hội thi này cũng có tên trong danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Trung Quốc. Tất cả mọi thứ, từ những chiếc bánh bao đến các tháp tre cao 14 mét đều do cộng đồng địa phương chuẩn bị, vì thế đây là lễ hội độc đáo của một Hồng Kông đích thực.

Dragon Boat Festival

Lễ hội thuyền rồng

Mùa hè ở Hồng Kông bắt đầu với Lễ hội thuyền rồng trong khung cảnh cực kỳ ăn ảnh trên Instagram. Được tổ chức trên khắp Trung Quốc, lễ hội này tưởng nhớ Khuất Nguyên, vị anh hùng dân tộc đã gieo mình xuống sông để phản đối những kẻ thống trị tham tàn. Khi tổ chức ở Hồng Kông, sự kiện này thêm phần nổi bật trong khung cảnh tuyệt đẹp của đường chân trời Cảng Victoria với những chiếc thuyền rồng đầy màu sắc lướt đi trong cuộc đua giữa các tay chèo quốc tế tại Lễ hội thuyền rồng Hồng Kông. Đừng bỏ lỡ Cuộc diễu hành thuyền rồng của Thái Áo đẹp như tranh vẽ, nơi các bức tượng thần được đặt trên những chiếc thuyền tam bản uy nghiêm và được thuyền rồng kéo đi trong cuộc diễu hành dọc những vùng nước ở Thái Áo để trấn yểm những hồn ma chết đuối chưa siêu thoát.

Rằm tháng Bảy

Theo tín ngưỡng truyền thống của Trung Quốc, tháng Bảy âm lịch là lúc các linh hồn chưa siêu thoát đi lang thang trên dương gian và những người sống sẽ tổ chức lễ Vu Lan hay Rằm tháng Bảy. Mặc dù nguồn gốc của lễ hội không khác gì Halloween ở châu Âu, nhưng về bản chất thì dịp lễ này cũng có liên quan đến phong tục thờ cúng tổ tiên của người Trung Quốc. Như một nét đẹp văn hóa, Lễ hội Vu Lan của Cộng đồng Triều Châu ở Hồng Kông đã có tên trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Trung Quốc. Đối với du khách, đây là cơ hội hoàn hảo để quan sát một số nét văn hóa sống động của thành phố, khi nhiều người đốt lửa ven đường, đốt tiền vàng cũng như các lễ vật khác để các vong nhân và tổ tiên sử dụng ở thế giới bên kia. Đồ ăn cũng được đặt ở bên ngoài để cúng chúng sinh. Dịp lễ này cũng sẽ có các buổi biểu diễn kinh kịch Trung Hoa xung quanh thị trấn, thường được tổ chức trên các sân khấu tre tạm thời, để ca ngợi công ơn của các vị thần.

Mid-Autumn Festival

Tết Trung thu

Vì hình tròn tượng trưng cho sự đoàn tụ trong văn hóa Trung Hoa nên dịp trăng tròn cũng đánh dấu thời điểm hoàn hảo để các gia đình quây quần bên nhau. Tết Trung thu đã được tổ chức như thế từ thời kỳ đầu của triều đại nhà Đường (618–907). Đối với nhiều người, đây được coi là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm. Tuy có tốc độ đô thị hóa chóng mặt nhưng Hồng Kông vẫn gìn giữ ngày lễ này theo phong cách riêng, với vô số loại bánh trung thu được làm từ đủ thứ từ lòng đỏ trứng muối đến kem. Đối với những ai đang tìm kiếm một buổi thưởng ngoạn khung cảnh lộng lẫy, hãy đến Đại Khanh để xem màn múa rồng lửa ngoạn mục và ngắm nhìn đèn lồng được trang trí khắp thành phố.

Tiêu đề cửa sổ thông tin
Địa chỉ
Website
Website

Bạn có thể sẽ thích...

{{post.type}}

{{post.title}}

{{post.date}}

We use cookies to ensure that we give you the best experience on our website, to understand your interests and provide personalized content to you as further set out in our Cookie Policy here. If you accept the use of cookies on our website, please indicate your acceptance by clicking the "I accept" button. You may manage your cookies settings at any time.